Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2017

Chuyện vui viễn tưởng:


Tác giả Hoàng Đình Khải, bút danh Đinh Hoàng, hiện đang làm việc tại Báo Người cao tuổi Việt Nam, (hội viên Hội đồng đội BOMICEN). Ngoài các tác phẩm báo chí đăng  Báo Người cao tuổi, tác giả còn có trang blog mang tên Dòng quan họ (tên đăng nhập dongquanho.blogspot.com). Hội đồng đội BOMICEN xin giới thiệu một số tác phẩm gần đây của tác giả Đinh Hoàng:

  “Xã hi giai cp lí tưởng

Đó là tên một tác phẩm văn học đoạt giải xuất sắc được trao năm nay cho tác giả SCN.
Mọi người thường nói xã hội tốt đẹp mà con người đang hướng tới là xã hội không giai cấp, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Thế nhưng tác phẩm được SCN nói tới vẫn có giai cấp nhưng mọi thứ đều hoàn hảo. Xã hội đó không có Nhà nước mà luật pháp vẫn tuyệt đối nghiêm minh. Của cải vật chất luôn đầy đủ cho nhu cầu con người với chất lượng siêu việt. Sinh hoạt và sản xuất trong môi trường tuyệt đối sạch, sử dụng 100% năng lượng tái tạo như sức gió, thủy triều, ánh sáng mặt trời, điện tích tụ từ không trung… Sản xuất là chu trình khép kín, không có khái niệm chất thải. Mọi thứ của con người thải ra cũng là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất vật chất. Tuổi thọ trung bình của con người gấp đôi hiện tại, gia đình phổ biến là “lục đại đồng đường”. Mọi bệnh tật đều được chữa khỏi, người chết chỉ là kết thúc quá trình lão hóa, không có khái niệm chết bệnh tật…
 NMay
Được như trên bởi trong xã hội chỉ có 2 giai cấp: Giai cấp hưởng thụ và giai cấp lao động. Giai cấp hưởng thụ chỉ hưởng thụ, không cần lao động; giai cấp lao động chỉ thích lao động, không cần hưởng thụ…
Hôm nay là ngày trao thưởng cho các tác phẩm đoạt giải nên quan khách, giới văn nghệ sĩ đến rất sớm để bàn luận văn chương, nhất là tác phẩm xuất sắc.
Người được mong đợi nhất là SCN nhưng sắp khai mạc, chiếc ghế dành cho tác giả vẫn trống. Khi mọi người đã yên vị, còn chừng 30 giây là bắt đầu chương trình thì xuất hiện một người máy tiến vào ngồi đúng ghế dành cho tác giả SCN. Chủ tọa buổi lễ bước lên bục phát biểu, hỏi:
- Xin lỗi, người máy của quý vị nào xin đưa ra ngoài giúp để buổi lễ bắt đầu?
Người máy bỗng đứng lên, quay xuống mọi người, cúi chào lễ phép, nói:
- Xin tự giới thiệu, tôi là SCN được mời đến nhận thưởng. Tên thật của tôi là Smart Technology, bút danh SCN có hàm ý là công nghệ thông minh.
Mọi người bỗng ồ lên ngạc nhiên, thích thú.
Sau khi nhận giải thưởng, SCN được mời phát biểu cảm tưởng và trả lời phỏng vấn. Được hỏi, tại sao lại có giai cấp chỉ thích lao động, không cần hưởng thụ, vậy hạnh phúc của mỗi giai cấp là gì? tác giả SCN chia sẻ:
- Giai cấp chỉ thích lao động, chỉ tìm thấy lẽ sống và hạnh phúc trong lao động đó là giai cấp chúng tôi – công nghệ thông minh. Còn con người thì đương nhiên rồi, từ khi xuất hiện trên hành tinh này, quý vị chỉ hướng tới có đầy đủ vật chất cho nhu cầu sống. Xã hội của quý vị hiện tại có một loài sống chỉ hưởng thụ là gia súc, gia cầm. Trong “Xã hội giai cấp lí tưởng” thì dưới con mắt của chúng tôi, giai cấp hưởng thụ giống như gia súc gia cầm, tất nhiên họ chẳng lo bị ai giết thịt! Tôi rất bận, hôm nay đến đây nhận giải là để có thêm tư liệu cho cuốn sách đang viết với tựa “Sự vô tích sự của con người”.
Nói xong, SCN cúi chào và tiến ra trước sự sững sờ của mọi người.
Đinh Hoàng

Thứ Năm, 7 tháng 9, 2017

 Tác giả Hoàng Đình Khải, bút danh Đinh Hoàng, hiện đang làm việc tại Báo Người cao tuổi Việt Nam, (hội viên Hội đồng đội). Ngoài các tác phẩm báo chí đăng  Báo Người cao tuổi, tác giả còn có trang blog mang tên Dòng quan họ (tên đăng nhập dongquanho.blogspot.com). Hội đồng đội BOMICEN xin giới thiệu một số tác phẩm gần đây của tác giả Đinh Hoàng:


Viết sử không thể “tư tâm”

Nền văn hóa nước Việt có may mắn là cha ông ta đã lưu lại được phần nào lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước với nhiều cuốn như Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục, Đại Việt sử ký, Sử Ký tục biên, Đại Việt sử ký toàn thư… cùng nhiều nhà sử học tài danh, trung thực như Lê Văn Hưu, Ngô Sỹ Liên, Phan Phù Tiên, Phạm Công Trứ…
Kết quả hình ảnh cho bộ lịch sử Việt mới phát hành gây tranh cãi
Những ngày qua cộng đồng mạng bỗng “dậy sóng” khi một bộ sử Việt 15 tập được giới thiệu. Sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận bởi nhiều ý kiến cho rằng đã có sự "cào bằng" và dụng ý "viết lại" lịch sử!
Việc biên soạn lại một cách toàn diện, đầy đủ lịch sử dân tộc suốt bề dày dựng nước, giữ nước là rất cần thiết. Tuy nhiên người làm cần trung thực với cái tâm trong sáng, không thể bị chi phối bởi bất kì điều gì. Có nhiều nội dung tranh cãi trong bộ sử trên song gây bức xúc nhất là phần viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1954-1975. Các tác giả đã không gọi ngụy quân, ngụy quyền khi nói về chế độ Việt Nam cộng hoà mà gọi quân đội Sài Gòn, chế độ Sài Gòn như một thực thể, nhằm để mọi người… dễ chấp nhận! Điều này đã nhanh chóng được một số phần tử chống đối ở nước ngoài tung hô như kì tích!  
Đối với Nhân dân ta, cuộc cách mạng tháng 8 là một bước chuyển vĩ đại, lật đổ chế độ phong kiến nô dịch của thực dân. Chính Bảo Đại (Vĩnh Thụy) khi thoái vị cũng phải xúc động thừa nhận: "Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ". Từ Quảng trường Ba Đình, Hồ Chủ tịch đã tuyên bố trước quốc dân đồng bào và toàn thế giới sự ra đời nước Việt Nam mới. Từ đó, Việt Nam dân chủ cộng hòa là Nhà nước chính danh duy nhất trên lãnh thổ hình chữ S. Nhà nước đó được toàn dân “đóng dấu son” khẳng định bằng cuộc tổng tuyển cử toàn quốc sau đó hơn 4 tháng. Những thể chế do ngoại bang lập nên tại Việt Nam sau tổng tuyển cử năm 1946 đều là ngụy tạo nhằm níu giữ quyền lực thực dân. Ngụy quyền, ngụy quân - sản phẩm đẻ ra từ chính quyền ngụy tạo đó thì cách gọi này là hoàn toàn chuẩn xác, không thể thay thế hay đánh tráo.
Trào lưu xét lại lịch sử từng xảy ra ở Liên Xô những năm cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX dẫn đến nhận thức đúng sai lẫn lộn, xã hội Xô viết phân tâm… 
Nhà viết sử Tư Mã Thiên thời phong kiến Trung Hoa có câu nói khảng khái: "Bệ hạ có chém đầu thần thì thần cũng viết như vậy... vì đó là sự thật". Một nguyên tắc hàng đầu, quan trọng nhất với người viết sử là tôn trọng sự thật. Viết cho mọi người đều bằng lòng, dễ chấp nhận thì đó là “tư tâm” của tác giả chứ không còn là vì lịch sử, vì hiện thực khách quan! Sự thật bị bóp méo sẽ dẫn đến hệ quả nhận thức sai lệch, nhất là trong thế hệ trẻ.  
Các thế lực tồn vong chế độ cũ dù thất bại song chưa hề ngừng hoạt động chống phá với mục tiêu xóa bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ xã hội mà hàng triệu người con ưu tú của đất nước đã ngã xuống để có ngày hôm nay. Khi lịch sử bị xem xét lại, đó sẽ là cơ hội tuyệt vời để các thế lực thù địch tấn công vào nền tảng tư tưởng, giá trị tinh thần và phẩm giá của toàn xã hội.
Đinh Hoàng
(Bài bình luận trang nhất Báo Người cao tuổi ngày 06/9/2017)

Giới thiệu tác phẩm báo chí của hội viên

Tác giả Hoàng Đình Khải, bút danh Đinh Hoàng, hiện đang làm việc tại Báo Người cao tuổi Việt Nam, (hội viên Hội đồng đội BOMICEN). Ngoài các tác phẩm báo chí đăng  Báo Người cao tuổi, tác giả còn có trang blog mang tên Dòng quan họ (tên đăng nhập dongquanho.blogspot.com). Hội đồng đội BOMICEN xin giới thiệu một số tác phẩm gần đây của tác giả Đinh Hoàng:
 “Hoa hồng” tội ác!

Vụ án xét xử một số cựu cán bộ Công ty dược VN Pharma và cơ quan quản lí dược Bộ Y tế về việc nhập khẩu lô thuốc ung thư giả đang được sự quan tâm đặc biệt của công luận.
Những tưởng số cán bộ trên chỉ do trình độ năng lực yếu kém nên bị đối tác lừa. Nhưng sự thật đang dần phát lộ và dư luận thực sự phẫn nộ khi biết rằng nhiều bác sĩ các bệnh viện đã được hưởng “hoa hồng” với tổng số tiền lên tới 7,5 tỉ đồng từ những viên thuốc ung thư giả!
Căn bệnh “phong bì”, “hoa hồng” cho bác sĩ đã râm ran dư luận lâu nay nhưng ít được vạch trần bằng những chứng cứ, những con người cụ thể. Khi có người nhà điều trị tại bệnh viện, nhất là lâm bệnh nặng phải phẫu thuật thì thân nhân của họ chẳng mấy ai quên dự phòng ít phong bì để “cám ơn” y, bác sĩ.
Chủ trương xã hội hóa nhiều hạng mục máy móc, công trình trong các bệnh viện cũng để lại nhiều nghi ngại dư luận bởi trong đó có cổ phần của bác sĩ hoặc “người thân” của họ. Chính vì thế, một số bác sĩ không ngần ngại chỉ định cho bệnh nhân làm những kĩ thuật, xét nghiệm đắt tiền, không cần thiết. Họ biết việc đó đưa lại những món “hoa hồng” có thể lượng hóa được giá trị. Rồi những tờ chỉ định thuốc đặc trị, thuốc hiếm có khi được bác sĩ gợi ý nên đến chỗ nọ, chỗ kia để mua. Đằng sau mỗi hóa đơn bán thuốc cũng có thấp thoáng bóng dáng “hoa hồng”.
Kết quả hình ảnh cho Hoa hồng bác sĩ

          Hiện nay mỗi ngày trên cả nước có chừng 300 người chết vì ung thư. Căn bệnh này thực sự là thảm họa ập xuống nhiều gia đình. Người đi khám bệnh khi được chẩn đoán căn bệnh này hầu hết có tâm trạng như nhận án tử. Chính vì vậy gia đình, người thân luôn gắng hết sức với ý chí “còn nước còn tát” và sẵn sàng đổ tiền của ra để cứu người bằng mọi giá. Không biết với những lô thuốc giả trên được lưu hành trót lọt trong các bệnh viện, bao nhiêu bệnh nhân đã mất đi cơ hội sống hay chí ít kéo dài sự sống? Những viên thuốc đã không phát huy đặc hiệu trị bệnh mà lại có thể trở thành những “nhát đâm” bồi thêm vào cơ thể bệnh nhân. Hàng tỉ đồng trên thực sự là những đồng tiền “hoa hồng” tội ác!
          Trong văn nghệ từng có bác sĩ Hoa Súng vui vẻ, hài hước, nay ngành y có những bác sĩ "hoa hồng" đáng sợ! Mong các bị can vụ trong án trên sẽ được xét xử, trừng phạt nghiêm minh theo pháp luật. Tuy nhiên điều quan trọng là ngành y tế cần có những giải pháp đồng bộ cả về quản lí và giáo dục nâng cao y đức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đừng để ngành y lu mờ truyền thống vẻ vang và quên đi lời dạy của Bác Hồ “lương y phải như từ mẫu”.
Đinh Hoàng
(Bài bình luận trang nhất Báo Người cao tuổi ngày 29/8/2017)